Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng ăn gì?
Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng ăn gì?
Tránh xa thực phẩm giàu arginine
Arginine, một axit amin được biết là kích thích sản xuất vi-rút, tốt nhất nên tránh dùng cho trẻ bị bệnh tay chân miệng. Một số loại thực phẩm giàu arginine mà cha mẹ nên loại trừ khỏi chế độ ăn của trẻ bao gồm nho khô, quả hạch, đậu phộng, sô cô la.
Bằng cách hạn chế những thực phẩm này, cha mẹ có thể cản trở sự phát triển của vi-rút và tạo môi trường lành mạnh hơn cho quá trình hồi phục của trẻ.
Tránh thức ăn cứng, nóng và mặn
Trẻ bị tay chân miệng thường bị lở loét trong miệng nên cần tránh các thức ăn cứng, nóng hoặc nhiều muối. Cung cấp những thực phẩm như vậy có thể làm trầm trọng thêm sự kích ứng của vết loét, gây khó chịu và cản trở quá trình chữa lành. Lựa chọn các sản phẩm thay thế nhẹ nhàng hơn để tránh gây nhạy cảm.
Tránh thức ăn gây dị ứng và không quen thuộc
Trong thời gian bị bệnh, điều cần thiết là tránh bất kỳ loại thực phẩm nào mà trẻ có thể bị dị ứng hoặc không quen thuộc. Bổ sung cho trẻ các thực phẩm mới hoặc gây dị ứng có thể làm phức tạp tình trạng của trẻ và kéo dài quá trình phục hồi. Nên ăn những thức ăn quen thuộc và dung nạp tốt để đảm bảo trẻ dễ chịu và khỏe mạnh.
Tránh sử dụng các loại thực phẩm có chứa caffein, ví dụ như nước ngọt bởi chúng chứa nhiều đường, không mang lại giá trị dinh dưỡng, thay vào đó nên cho trẻ uống nhiều nước lọc.
Rau muống, đồ nếp, thịt gà
Trong quá trình chăm sóc trẻ, các bậc phụ huynh không nên cho con ăn rau muống, đồ nếp hay thịt gà. Bởi các thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ: Mưng mủ và có thể gây vỡ mụn nước, dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm, làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nặng. Trong quá trình lên da non, có thể để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ cho trẻ.
Hạn chế chất béo bão hòa
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể kích hoạt sản xuất dầu dư thừa trên da của trẻ, có khả năng làm phát ban nặng hơn. Ngoài ra, những thức ăn này thường khó tiêu hóa, chậm hấp thu nên không phù hợp với thể trạng của trẻ đang ốm. Thay vào đó, hãy chọn những món ăn nhẹ hơn, dễ tiêu hóa với trẻ.
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?
Bên cạnh nắm biết những thực phẩm cần kiêng khem, cha mẹ cũng nên tìm hiểu thêm những thực phẩm cần bổ sung cho trẻ trong giai đoạn mắc tay chân miệng.
- Cho trẻ ăn đủ chất và đa dạng nhóm thực phẩm bao gồm: chất đạm, chất béo, tinh bột - đường, vitamin và khoáng chất.
- Đặc biệt, trẻ cần được bổ sung nhóm thực phẩm giàu đạm để cung cấp đầy đủ năng lượng. Các thực phẩm giàu đạm mà trẻ dễ ăn như: thịt, cá chép, cá quả, cá trích, trứng, sữa, các loại hải sản,... Những thực phẩm này không chỉ giàu đạm, mà còn chứa nhiều kẽm và sắt, tốt cho sức khỏe của trẻ.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A và C. Bởi, cả 2 loại vitamin này không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, mà còn giúp những vết thương trên da trẻ nhanh lành. Hầu hết các thực phẩm giàu vitamin A và C thường có màu vàng, đỏ hoặc sẫm màu như: cà rốt, cà chua, đu đủ, dưa hấu,... Song cha mẹ lưu ý không nên bổ sung 2 loại vitamin này quá nhiều, bởi, vị chua rất có thể khiến trẻ bị xót miệng khi ăn.
- Trẻ cần uống đủ nước, nhất là vào những lúc bị sốt hoặc nôn. Ngoài nước lọc, có thể cho trẻ uống các loại nước ép hoa quả hoặc sinh tố. Trong trường hợp trẻ bị sốt cao hoặc tiêu chảy, nên cho trẻ uống oresol để bù nước và điện giải.
Những lưu ý khi trẻ bị bệnh tay chân miệng
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh; trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế trẻ.
– Thực hiện tốt việc ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh: ăn chín, uống chín…
– Vệ sinh thường xuyên các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, bàn, ghế, dụng cụ học tập, tay vịn cầu thang, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc chất chuyên tẩy rửa thông thường.
– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc những người đang nghi ngờ ủ bệnh
– Không cho trẻ gãi, chọc vào các mụn nước trên cơ thể
– Không tự ý dùng thuốc chữa trị cho trẻ khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ
Lưu ý: Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh tay chân miệng cần đưa ngay đến cơ sở y tế uy tín để có chẩn đoán chính xác và liệu pháp điều trị phù hợp..
Tổng hợp
Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, thời gian qua, các cơ sở giáo dục, nhất là cấp tiểu học và mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm các bữa ăn bán trú cho học sinh.
Workshop dành riêng cho các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi phát triển chiều cao, cân nặng để giải đáp về "giảm nguy cơ béo phì và thấp còi cho trẻ" đã diễn ra tại Triển lãm giáo dục quốc tế Vietedu fair 2024.
Để học sinh được thụ hưởng bữa ăn đảm bảo chất lượng, tạo sự yên tâm cho phụ huynh, việc cung cấp bữa ăn hợp lý với đầy đủ dinh dưỡng là vấn đề cần thiết của các bếp ăn ở trường học.
Sáng nay (18/9), Hội thảo "Giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường" đã được tổ chức nhằm đưa ra vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ.
Theo ước tính, lượng sữa mẹ tổn thất mỗi năm ở Việt Nam lên tới 249,3 triệu lít do thiếu những hỗ trợ thích đáng để mọi người mẹ có thể nuôi con bằng sữa mẹ.
Trong mỗi sản phẩm TH true Yogurt Probiotics 85ml có chứa tới 18 tỉ lợi khuẩn, nên đây là một thức uống bổ sung, củng cố hệ vi sinh vật đường ruột.
0