Nghệ nhân Hà Nội: Tay xếp lá kết vành thương nhớ
Những chiếc nón lá Việt Nam đã trở thành một nét văn hóa riêng biệt, là “vành thương nhớ” trong tâm thức người Việt, đặc biệt là khi gắn với tà áo dài truyền thống.
Khi biết đến nghệ nhân Lê Văn Tuy (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội), nhiều người ngạc nhiên khi thấy đằng sau những chiếc nón duyên dáng là bàn tay của một nghệ nhân nam.
Tỉ mỉ, cẩn thận, đặc biệt là tâm huyết và yêu nghề, dường như chẳng có yêu cầu đặc biệt nào từ khách hàng có thể làm khó được nghệ nhân Tuy.
50 năm làm nghề, với những chiếc nón đoạt nhiều giải thưởng và cả chứng nhận OCOP, nhưng nghệ nhân Lê Văn Tuy luôn cho rằng thành công của mình chỉ là nhờ may mắn.
Đón xem "Tay xếp lá kết vành thương nhớ" trong loạt phim tài liệu "Nghệ nhân Hà Nội" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 13/07/2024 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.
Là một người công tác trong ngành xây dựng, nhưng với tình yêu và sự đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh, gần 30 năm qua, nghệ sĩ nhiếp ảnh Kim Mạnh đã kiên trì theo đuổi và chinh phục bộ môn nghệ thuật này. Với thế mạnh về chụp ảnh đời thường, các bức ảnh của anh không cầu kỳ, hoa mỹ nhưng giàu tính nghệ thuật và mang đậm hơi thở cuộc sống.
Những bề bộn của cuộc sống có thể làm cái 'chất' Hà Nội bị pha loãng hơn. Tuy nhiên, trong sự thay đổi ấy, vẫn có những giá trị cốt lõi được giữ gìn và tiếp nối qua các thế hệ. 'Chất' người Hà Nội, dù có biến chuyển, vẫn là thứ không thể mất đi, chỉ cần thời gian và sự bồi đắp đúng cách để trở lại mạnh mẽ hơn trong một Hà Nội hiện đại và năng động.
Nói đến nhiếp ảnh về Hà Nội thì không thể không nói tới nhà nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo. Ông đã tạo dựng được tên tuổi bằng một phong cách chụp riêng về Hà Nội mà thời gian càng trôi qua, người xem càng thấy giá trị của từng khung hình.
Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.
Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.
Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.
0