Niềm vui tuổi già với môn bóng cửa

Môn Croquet (hay còn gọi là Bóng cửa) vốn là môn thể thao dành cho giới quý tộc châu Âu nhưng những năm gần đây bỗng nhiên "bình dân hóa" thành phong trào ở các huyện ngoại thành Hà Nội.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Đến với làng Đức Hậu, xã Đức Hoà, huyện Sóc Sơn, một địa phương đã duy trì phong trào đánh bóng cửa từ nhiều năm nay.

Tuy không phải là một trò chơi dân gian hay môn thể thao truyền thống, nhưng bóng cửa lại được người dân ở đây tham gia chơi một cách hào hứng. Tận mắt chứng kiến, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi tinh thần thể dục thể thao hiếm có của các cụ già nơi đây, đặc biệt là tình cảm dành cho môn bóng cửa. 

Dù là sáng sớm hay xế chiều, không hẹn mà gặp, các cụ lại đội nón, đeo khẩu trang và găng tay, sử dụng gậy bằng gỗ tự “chế” có mặt trên sân.

Niềm vui tuổi già với môn bóng cửa

Một trận đấu bóng cửa gồm hai đội tham gia, mỗi đội 5 người, mỗi người sở hữu một quả bóng có đánh số chẵn - lẻ và được phân biệt bằng hai màu trắng - đỏ.

Trong thời gian chơi một trận bóng cửa, các thành viên của mỗi đội sẽ dùng trái bóng của mình để làm cầu nối, đánh về phía cột cờ ở giữa sân, đồng thời phá bóng của đối phương ra ngoài sân, buộc đối thủ phải chơi lại từ đầu.

Mỗi một lần bóng qua cửa được tính 1 điểm, bóng về đến cột cờ ở giữa sân được tính 5 điểm, chung cuộc, đội nào nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng.

Thể dục thể thao hiếm có của các cụ già nơi đây, đặc biệt là tình cảm dành cho môn bóng cửa.

Không chỉ dừng lại ở việc luyện tập trong làng, đội bóng cửa của thôn Xuân Bách còn tham gia thi đấu trong và ngoài huyện Sóc Sơn.

Để nâng cao sức khoẻ của người dân đồng thời động viên người cao tuổi trên địa bàn huyện sống vui, sống khoẻ,  chính quyền các địa phương cũng quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất tại cơ sở.

Những năm gần đây, môn cửa đã giúp người cao tuổi tìm thấy cho mình không chỉ niềm vui, tiếng cười, mà còn được gặp gỡ, giao lưu, tăng thêm tình thân, quan hệ hàng xóm, láng giềng, thực hiện hiệu quả phương châm sống vui, sống khỏe, sống có ích cho mỗi người cao tuổi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Là một người công tác trong ngành xây dựng, nhưng với tình yêu và sự đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh, gần 30 năm qua, nghệ sĩ nhiếp ảnh Kim Mạnh đã kiên trì theo đuổi và chinh phục bộ môn nghệ thuật này. Với thế mạnh về chụp ảnh đời thường, các bức ảnh của anh không cầu kỳ, hoa mỹ nhưng giàu tính nghệ thuật và mang đậm hơi thở cuộc sống.

Những bề bộn của cuộc sống có thể làm cái 'chất' Hà Nội bị pha loãng hơn. Tuy nhiên, trong sự thay đổi ấy, vẫn có những giá trị cốt lõi được giữ gìn và tiếp nối qua các thế hệ. 'Chất' người Hà Nội, dù có biến chuyển, vẫn là thứ không thể mất đi, chỉ cần thời gian và sự bồi đắp đúng cách để trở lại mạnh mẽ hơn trong một Hà Nội hiện đại và năng động.

Nói đến nhiếp ảnh về Hà Nội thì không thể không nói tới nhà nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo. Ông đã tạo dựng được tên tuổi bằng một phong cách chụp riêng về Hà Nội mà thời gian càng trôi qua, người xem càng thấy giá trị của từng khung hình.

Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.

Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.

Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.