Apple từ bỏ tham vọng chế tạo xe điện

Apple vừa ra quyết định hủy bỏ dự án xe điện Titan sau khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ những gã khổng lồ công nghệ khác trong lĩnh vực xe điện, như Xiaomi và Sony.

Theo báo cáo mới nhất của tờ Bloomberg, gã khổng lồ công nghệ Apple đã thông báo cho nhân viên của mình gồm 2.000 người sẽ được phân công lại sang các lĩnh vực khác, chẳng hạn như AI tạo sinh.

“Nếu đúng như vậy, thì có nghĩa Apple sẽ tập trung hơn vào AI sinh tạo, đồng nghĩa các nhà đầu tư có thể lạc quan hơn với sức cạnh tranh của công ty này trong lĩnh vực đang nóng hiện nay”, Ben Bajarin, Giám đốc điều hành hãng tư vấn Creative Strategies nói.

Apple đang tụt lại phía sau so với những gã khổng lồ công nghệ khác như Google hay Microsoft - các công ty có lợi thế ban đầu trong triển khai công nghệ đột phá này.

Apple nhận ra sản xuất xe điện không phải là thế mạnh của công ty trước sự cạnh tranh gay gắt từ những thương hiệu công nghệ khác. Ảnh: Mekong Asean.

Trong khi đó, đối với lĩnh vực xe điện, lãi suất cao nhằm kiểm soát lạm phát đã làm suy giảm tâm lý người tiêu dùng, dẫn đến nhu cầu với những phương tiện xe điện đắt đỏ đã giảm sút. Điều này cũng kích hoạt xu hướng cắt giảm việc làm và sản lượng xe ra thị trường.

Một số nhà sản xuất xe điện lớn như Tesla - công ty đang dẫn đầu thị trường, đã thông báo huỷ bỏ các khoản đầu tư, chuyển đổi kinh phí sang tập trung phát triển xe hybrid thay vì xe chạy pin hoàn toàn.

Cách đây một thập kỷ, Apple khởi động dự án xe điện Titan. Năm 2020, Reuters đưa tin nhà sản xuất iPhone có thể ra mắt mẫu xe điện sớm nhất trong năm 2024 hoặc 2025.

Apple từ bỏ giấc mơ xe điện sau một thập kỷ. Ảnh: Viettimes.

Theo Bloomberg, động thái từ bỏ ý định tham gia thị trường xe điện cho thấy, Apple nhận định khó có thể cạnh tranh với những gã khổng lồ công nghệ khác trong lĩnh vực này như Xiaomi, Sony hay Tesla.

Tại sự kiện Mobile World Congress 2024, Xiaomi, nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc đã trình làng chiếc xe điện đầu tiên trên toàn cầu - Xiaomi SU7.

Chiếc xe mang kiểu dáng đẹp và đậm chất tương lai này có tầm hoạt động 500 km, tốc độ tối đa 265 km/h và mức giá ước tính khoảng 35.000 USD. Xiaomi tuyên bố rằng, chiếc xe sẽ có mặt tại Trung Quốc vào cuối năm 2024. 

Trong khi đó, Sony, gã khổng lồ điện tử Nhật Bản, cũng hé lộ ý tưởng chiếc xe điện có tên là AFEELA hoặc Vision S. Chiếc xe được phát triển với sự hợp tác của Honda, có thiết kế đẹp, cảm biến tiên tiến và nội thất rộng rãi. Sony cho biết, họ sẽ bắt đầu nhận đơn đặt hàng cho mẫu xe này vào năm 2025.

Tesla, nhà tiên phong về xe điện, cũng liên tục phải làm mới danh mục sản phẩm chẳng hạn như Tesla Cybertruck, cải tiến công nghệ pin và tung ra phần mềm tự lái hoàn chỉnh.

Đồng thời, mẫu Model S Plaid của Tesla, có giá khởi điểm khoảng 80.000 USD, được nhiều người coi là chuẩn mực cho xe điện cao cấp. Nó có phạm vi hoạt động hơn 560 km và có thể tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong 1,99 giây.

Các chuyên gia công nghệ nhận định, Apple cuối cùng có thể đã nhận ra rằng, việc sản xuất ô tô không phải là sở trường của họ. Thông qua đó, công ty có thể tập trung vào lĩnh vực mà họ làm tốt nhất: tạo ra các thiết bị công nghệ và dịch vụ làm hài lòng khách hàng. Bằng cách chuyển các nguồn lực của mình sang AI tạo sinh, Apple hy vọng sẽ bắt kịp các đối thủ của mình, bởi các đối thủ như Microsoft, Google và Meta đều đã đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực mới nổi này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

“Hà Nội là điểm đến lý tưởng để trao đổi các vấn đề về công nghệ thông tin, nguồn mở, bán dẫn, điện toán đám mây” - đó là nhận định được đưa ra sau 3 ngày Hội nghị Thượng đỉnh về Công nghệ thông tin và Nguồn mở châu Á FOSSASIA Summit 2024. Tiềm năng, thách thức cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước cũng như các công ty nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam cũng đã được bàn luận sôi nổi trong suốt 72h qua.

Trở lại Việt Nam sau 15 năm, FOSSASIA Summit 2024 đã xác lập kỷ lục về số lượng người tham gia, khoảng 6.000 người đến từ 60 quốc gia, gấp đôi dự kiến của ban tổ chức. Sự kiện thành công ngoài mong đợi, tạo tiếng vang với cộng đồng đam mê công nghệ trên toàn thế giới.

Các doanh nghiệp Việt nên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu điện toán đám mây trong nước, thay vì các nhà cung cấp nước ngoài như hiện nay. Đây là thông tin được đưa ra trong ngày thảo luận thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh về CNTT và nguồn mở châu Á FOSSASIA Summit 2024.

Những phần chia sẻ mang chuyên môn cao của các diễn giả Việt Nam tại FOSSASIA Summit 2024 đã gây ấn tượng mạnh với các chuyên gia công nghệ quốc tế, qua đó thúc đẩy động lực cho các bạn trẻ đam mê công nghệ.

Hôm nay (8/4), Hội nghị thượng đỉnh về Công nghệ thông tin & Nguồn mở châu Á đã khai mạc và thu hút hơn 2.000 người tham dự, bao gồm sinh viên, lập trình viên, các công ty công nghệ toàn cầu và nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.

Với sự xuất hiện của hơn 150 chuyên gia công nghệ cùng các sản phẩm, giải pháp công nghệ, FOSSASIA Summit 2024 trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều sinh viên trong nước và quốc tế mong muốn tìm hiểu về những nền tảng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới.