Niềm vui tuổi già với môn bóng cửa
Đến với làng Đức Hậu, xã Đức Hoà, huyện Sóc Sơn, một địa phương đã duy trì phong trào đánh bóng cửa từ nhiều năm nay.
Tuy không phải là một trò chơi dân gian hay môn thể thao truyền thống, nhưng bóng cửa lại được người dân ở đây tham gia chơi một cách hào hứng. Tận mắt chứng kiến, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi tinh thần thể dục thể thao hiếm có của các cụ già nơi đây, đặc biệt là tình cảm dành cho môn bóng cửa.
Dù là sáng sớm hay xế chiều, không hẹn mà gặp, các cụ lại đội nón, đeo khẩu trang và găng tay, sử dụng gậy bằng gỗ tự “chế” có mặt trên sân.
Một trận đấu bóng cửa gồm hai đội tham gia, mỗi đội 5 người, mỗi người sở hữu một quả bóng có đánh số chẵn - lẻ và được phân biệt bằng hai màu trắng - đỏ.
Trong thời gian chơi một trận bóng cửa, các thành viên của mỗi đội sẽ dùng trái bóng của mình để làm cầu nối, đánh về phía cột cờ ở giữa sân, đồng thời phá bóng của đối phương ra ngoài sân, buộc đối thủ phải chơi lại từ đầu.
Mỗi một lần bóng qua cửa được tính 1 điểm, bóng về đến cột cờ ở giữa sân được tính 5 điểm, chung cuộc, đội nào nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng.
Không chỉ dừng lại ở việc luyện tập trong làng, đội bóng cửa của thôn Xuân Bách còn tham gia thi đấu trong và ngoài huyện Sóc Sơn.
Để nâng cao sức khoẻ của người dân đồng thời động viên người cao tuổi trên địa bàn huyện sống vui, sống khoẻ, chính quyền các địa phương cũng quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất tại cơ sở.
Những năm gần đây, môn cửa đã giúp người cao tuổi tìm thấy cho mình không chỉ niềm vui, tiếng cười, mà còn được gặp gỡ, giao lưu, tăng thêm tình thân, quan hệ hàng xóm, láng giềng, thực hiện hiệu quả phương châm sống vui, sống khỏe, sống có ích cho mỗi người cao tuổi.
Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.
Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.
Giữa cuộc sống hiện đại, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, người học trò xuất sắc của cố nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, miệt mài gìn giữ nghệ thuật hát xẩm và đưa xẩm Hà Thành tới gần hơn với người Hà Nội.
Vậy là ngày 20/10 sắp về trong niềm hân hoan của những người phụ nữ Việt Nam; là ngày các bà, các mẹ, các cô, các chị, các em được tôn vinh, được dành tặng những bó hoa tươi thắm cùng những lời chúc tốt đẹp nhất.
Hà Nội có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức từng được mệnh danh là "thủ phủ dâu tằm".
Ông Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, đã luôn thể hiện rõ vai trò hạt nhân lãnh đạo, xây dựng tinh thần đoàn kết, thống nhất trong toàn Ðảng bộ và hệ thống chính trị thành phố. Với trách nhiệm và tình yêu dành cho Hà Nội, ông đã góp phần định hình một nền tảng mới cho Hà Nội trở thành điểm tựa, thành động lực phát triển mới để đất rồng bay hội nhập cùng thời đại.
0